Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2022

ATP, ADP, PHỨC HỆ ATP-SYNTHASE

ATP? ADP? ATP (adenosine triphosphate) là hợp chất hữu cơ, được cấu tạo từ adonosine gắn với một chuỗi gồm 3 nhóm phosphate ATP (Ảnh: Campbell) Khi có ba nhóm phosphate sắp thành dãy như ở ATP thì một nhóm có thể bị cắt bỏ trong phản ứng với nước trở thành ADP (adenosine diphosphate). ATP +H2O --> ADP +Pi PHỨC HỆ ATP SYNTHASE ATP synthase là phức hệ đa tiểu đơn vị với bốn phần chính và mỗi phần được cấu thành bằng nhiều polypeptid. Từng proton một đi vào vị trí liên kết trên một bộ phận làm nó quay theo cách giúp xúc tác tổng hợp ATP từ ADP và Pi. Do đó, dòng proton hoạt động mang dáng điệu hơi giống dòng nước ào ạt chảy làm quay tuabin nước. Phức hệ ATP- synthase (Ảnh: internet) ATP synthase hoạt động như một bơm H+. Sự chuyền điện tử qua chuỗi tạo lực để vận tải proton H+ từ chất nền qua màng vào xoang gian màng tạo nên gradident H+ giữa hai phía đối lập của màng -> tạo nên điện thế màng. Nguồn năng lượng cho ATP synthase là sự chênh lệch về nồng độ H+ trên các phía đối diện mà

BỆNH XƠ PHỔI

Bệnh xơ phổi  Bệnh xơ phổi được đặc trưng bởi sự tích tụ quá mức chất gian bào và tiêu hủy các cấu trúc phổi, dẫn đến suy hô hấp. Sinh bệnh học của xơ phổi khá phức tạp, phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân của bệnh, liên quan đến nhiều đường dẫn sinh học tế bào và phân tử. Trong bệnh xơ phổi do xơ cứng bì, bằng chứng mô học cho thấy sự hiện diện đồng thời của các tổn thương vi mạch máu, hiện tượng viêm và kích hoạt tự miễn, xen bởi các ổ xơ hóa. Số lượng ngày càng nhiều các yếu tố tăng trưởng, các chất trung gian tế bào và các vi chất tế bào được phát hiện có tham gia vào quá trình phát triển và duy trì viêm và xơ hóa trong căn bệnh mô liên kết này. Xơ phổi vô căn không chỉ ảnh hưởng các vùng phế nang mà còn ảnh hưởng đến đường hô hấp và hệ thống mạch máu phổi, dẫn đến những biến đổi trong cơ học phổi, quá trình trao đổi khí, sinh lý học phế quản cũng như huyết động học phổi.  Bệnh xơ phổi (Ảnh: internet) Xơ phổi là một bệnh lý mạn tính của nhu mô phổi, đặc trưng bởi sự gia tăng sản xuất c