Bệnh xơ phổi
Bệnh xơ phổi được đặc trưng bởi sự tích tụ quá mức chất gian bào và tiêu hủy các cấu trúc phổi, dẫn đến suy hô hấp. Sinh bệnh học của xơ phổi khá phức tạp, phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân của bệnh, liên quan đến nhiều đường dẫn sinh học tế bào và phân tử. Trong bệnh xơ phổi do xơ cứng bì, bằng chứng mô học cho thấy sự hiện diện đồng thời của các tổn thương vi mạch máu, hiện tượng viêm và kích hoạt tự miễn, xen bởi các ổ xơ hóa. Số lượng ngày càng nhiều các yếu tố tăng trưởng, các chất trung gian tế bào và các vi chất tế bào được phát hiện có tham gia vào quá trình phát triển và duy trì viêm và xơ hóa trong căn bệnh mô liên kết này. Xơ phổi vô căn không chỉ ảnh hưởng các vùng phế nang mà còn ảnh hưởng đến đường hô hấp và hệ thống mạch máu phổi, dẫn đến những biến đổi trong cơ học phổi, quá trình trao đổi khí, sinh lý học phế quản cũng như huyết động học phổi.
Bệnh xơ phổi (Ảnh: internet) |
Câu hỏi
: Ờ một bệnh nhân bị bệnh xơ phổi, người bệnh có mô phổi dày, cứng, các phế nang phổi mất tính đàn hồi, trong phổi xuất hiện các vết sẹo. Hãy cho biết: thể tích khí cặn, nhịp hô hấp, nhịp tim, pH máu của người mắc bệnh xơ phổi sẽ thay đồi như thế nào? Giải thích?
- Thể tích khí cặn là thế tích khí còn lại trong phổi sau khi thở ra bình thường. Trong trường hợp này thể tích khí cặn tăng do việc thông khí khó khăn.
- Nhịp hô hấp tăng vì quá trình trao đổi khí diễn ra khó khăn, hàm lượng Oxi trong máu giảm, CO2 tăng -> pH máu giảm -> kích thích thụ thể hóa học ở dịch não tủy ->kích thích trung khu hô hấp -> tăng nhịp hô hấp.
- Nhịp tim tăng do O2 trong máu giảm -. kích thích thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh, báo về trung khu điều hòa hoạt động tim mạch, theo dây thần kinh giao cảm đến tim -> tăng nhịp tim.
- pH máu giảm do CO2 tích lũy trong máu nhiều.
Nhận xét
Đăng nhận xét